Chúng ta đều biết, trên mảnh đất chữ hình S có 54 dân tộc cùng sinh sống đoàn kết với nhau. Với số lượng dân tộc trên đất nước nhiều như vậy thì Việt Nam có bao nhiêu họ? Họ nào đông nhất ở nước ta? Cùng statehoodandfreedom chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
I. Giải thích khái niệm họ là gì?
Trước khi biết được Việt Nam có bao nhiêu họ, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về họ là gì nhé. Chúng ta đều biết rằng, mỗi đứa trẻ khi chào đời đều có tên và họ. Tùy theo mỗi khu vực, vùng miền hay lãnh thổ quốc gia mà cách đặt tên sẽ sắp xếp khác nhau. Ví dụ như ở Châu Á thì họ sẽ đặt trước tên, còn tại Châu  u thì ngược lại tên sẽ được đặt trước họ.
Tại Việt Nam, cấu trúc khi đặt họ tên cho mỗi người sẽ là: Họ – Tên đệm – Tên. Ví dụ như là Bùi Xuân Tùng, Nguyễn Viết Trường…
Như vậy, chúng ta có thể hiểu được họ là một phần trong cấu trúc tên gọi đầy đủ của mỗi cá nhân và cho biết bạn thuộc dòng họ nào. Dòng dùng để chỉ những người có chung huyết thống, tổ tiên.
II. Việt Nam có bao nhiêu họ?
Việt Nam là đất nước đa sắc tộc, với 54 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó có khoảng 88% là người Kinh. Vậy trải dài trên mảnh đất hình chữ S, Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành cùng như có bao nhiêu họ.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì hiện nay trên cả nước vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể chính xác về thông tin Việt Nam có bao nhiêu họ. Con số này hiện chỉ có trong cuốn sách Họ và tên người Việt của tác giả Lê Trung Hoa, theo đó nước ta có khoảng 1023 họ. Trong đó, họ dân tộc Kinh chiếm đa số hơn 300 họ. Những họ còn lại là của dân tộc ít người và một số họ hiếm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, họ Nguyễn là họ đông dân nhất Việt Nam, chiếm khoảng 38,4%; sau đó là họ Trần chiếm 11%; họ Lê là 9.5%; họ Hoàng chiếm 5.1%; họ Phạm chiếm 5%; họ bùi 2%…Những họ có tỷ lệ rất hiếm là Lý, Trương, Đoàn, Lâm, Đinh…
Bên cạnh đó, trong bài viết Tên Người Việt Nam của tác giả Nguyệt Bạt Tụy năm 1949 cho rằng Việt Nam có 308 họ. Trong đó, người Kinh có khoảng 150 họ, còn họ của các dân tộc thiểu số thì chưa có thống rõ ràng, chính xác, chừng khoảng 109 họ.
Như vậy, có thể thấy câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu họ hiện vẫn chưa có được câu trả lời chính xác. Bởi để có được con số cụ thể và chính xác thì các cơ quan chính quyền phải rà soát, kiểm tra trên toàn quốc.
III. Nguồn gốc các họ ở Việt Nam
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì họ ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng năm 2592 TCN. Đây là thời điểm mà vua Phục Hy (Trung Quốc) quy định người dân ở đất nước này phải có họ và những người có cùng họ trong 3 đời không được phép lấy nhau. Do nước ta có biên giới với Trung Quốc và chịu ảnh hưởng văn hóa tự họ nên dần dần người Việt cũng có họ.
Bên cạnh đó, có những ý kiến cho rằng nguồn gốc họ của người Việt có từ thời vua Hùng, do chính vua An Dương Vương đặt. Thế nhưng, một số chuyên gia nghiên cứu cho rằng quan điểm này không chính xác, bởi lúc đó nước ta theo chế độ mẫu hệ.
Ngoài ra, cũng có những ý kiến cho rằng nguồn gốc họ ở Việt Nam xuất hiện vào thời kỳ đầu Công Nguyên, khi đó xã hội đã phát triển hơn, những cuộc hôn nhân giữa người Hán và người Việt ngày càng nhiều nên chúng ta mới có họ rõ ràng.
Như vậy, có thể thấy rằng bên cạnh câu trả lời Việt Nam có bao nhiêu họ thì nguồn gốc họ của người Việt cũng là bí ẩn và cần thời gian để nghiên cứu thêm.
IV. Các nhóm họ ở Việt Nam
Các nhóm họ ở nước ta được chia làm 3 nhóm chính là: nhóm họ phổ biến, nhóm họ người Thái và nhóm họ hiếm.
Cụ thể, trong hơn 1000 họ ở Việt Nam thì chỉ có khoảng 14 họ chiếm tỷ lệ cao, phổ biến như là: họ Nguyễn (38%); họ Trần (12.1%); họ Lê (10.3%); họ Phạm (6.7%); họ Hoàng/Huỳnh (5.1%); họ Phan (4.5%); họ Vũ/Võ (4%)…
Theo kết quả cuộc điều tra dân số cả nước năm 2009, người Thái có số lượng dân cư đứng thứ 3 trên cả nước. Do vậy họ người Thái ở Việt Nam cũng chiếm con số lớn.
Ban đầu, người Thái ở nước ta có tất cả 11 gốc họ như Lò, Nông, Lường, Ngân, Quàng, Lềm, Tòng, Lù, Cà, Mè, Lỡo. Tuy nhiên, số họ người Thái ở Việt Nam hiện đã tăng lên rất nhiều, gồm các họ như Lý, Tày, Tụ, Khằm, Hoàng, Chiêu, Sầm, Nho, La, Nam, Lô, Panh, Lừ, Pha, Nhọt, Ngu, Tao, Phia,…
Ngoài ra, tại nước ta còn có nhóm họ hiếm chiếm khoảng 10% dân số như: Ánh, Ân, Âu Dương, Ấu, Bạc, Bạch, Bàn, Bàng, Bành, Bảo, Chiêm, Chu, Châu, Chung, Chúng, Chương, Chử, Cồ, Cổ, Công, Cống, Cung, Cù, Cự, Ma, Mã, Mang, Mạc, Mạch, Mạn…
V. Cách đặt họ của người Việt Nam
Bên cạnh thắc mắc Việt Nam có bao nhiêu họ thì cách đặt họ của người Việt cũng được quan tâm rất lớn. Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, lịch sử thì người Việt đặt họ dựa trên nhiều lý do khác nhau, như:
- Thứ nhất, chịu sự ảnh hưởng của người Trung Quốc khi họ di cư xuống Việt Nam qua nhiều con đường. Do đó, việc cùng sinh sống trong 1 phạm vi, vùng miền cộng thêm những cuộc kết hôn nên dần dần nhiều họ của người Việt được lấy theo họ Trung quốc như Trương, Phùng…
- Thứ hai, dưới thời vua Minh Mạng đã ban họ cho các buôn làng, người dân tộc thiểu số để họ đổi sang họ người Việt cho dễ độc. Ví dụ người Chăm đổi sang các họ như Huỳnh, Nguyễn, Trương, Châu…
- Thứ ba, các họ cũ có thể sinh thêm những họ mới. ví dụ như họ nhà ông tổ Nguyễn Bặc vì một số lý do đã có thêm những họ khác như tôn Thất, Nguyễn Phúc… đây đều là những họ trong hoàng tộc triều Nguyễn.
- Thứ 4, tại một số vùng các dân tộc thiểu số sinh sống được đặt họ theo tù trưởng. Các họ này chủ yếu xuất phát từ tiếng nói riêng của dân tộc đó. Ví dụ như Lò, Teo, Ma… là những họ có ở vùng cao Lạng Sơn, Lào Cai…
- Thứ 5, việc đổi họ để tránh phạm húy (giống họ với vua, hoàng tộc). Vậy nên dân thường khi có họ giống với vua thì phải đổi sang họ khác có phát âm gần giống. Ví dụ, họ Hoàng còn có họ khác là Huỳnh, Vũ hay còn là Võ…
- Thứ 6, đổi sang họ khác để tránh nguy cơ diệt vong. Điều này được thể hiện rõ trong lịch sử, nhất là thời nhà Trần. Khi đó, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu nhà họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn bởi tổ tiên nhà Trần cũng mang họ Lý. Hay triều Mạc sau khi bị sụp đổ cũng phải đổi sang các họ như Nguyễn, Trịnh… để tránh bị truy sát, diệt vong.
Tóm lại câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu họ hiện chưa có được đáp án chính xác. Tuy nhiên, với những thông tin trên đây chắc chắn bạn đã biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về họ ở Việt Nam cũng như nguồn gốc, các nhóm họ khác nhau.