Lời giải cho công bằng trong thể thao bóng đá là sự thay đổi nhiều trong luật bóng đá qua các năm. Cùng Cakhia TV tìm hiểu một luật đánh dấu sự thay đổi lớn của môn thi đấu này vào năm 2011 – Luật công bằng tài chính là gì?
Mục lục
Tìm hiểu về luật công bằng tài chính
Luật công bằng tài chính ra đời đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong hoạt động của các câu lạc bộ bóng lớn nhất hành tinh. Cùng Cà Khịa đi tìm hiểu rõ về luật này nhé!
Luật công bằng tài chính là gì?
Năm 2011, luật công bằng tài chính của UEFA chính thức được ban hành và được thực hiện trong môn thể thao bóng đá. Điều khoản luật công bằng tài chính là gì? Luật còn được gọi với tên Tiếng Anh là Financial Fair Play, được chủ tịch Michel Platini cùng các đồng nghiệp đưa ra nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các câu lạc bộ và liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA.
Các điều trong luật công bằng tài chính quy định rõ các câu lạc bộ phải công khai tài khoản ngân hàng và các khoản thu chi sổ sách tài chính. Bao gồm các hoạt động chuyển nhượng, mua bán cầu thủ.
Luật công bằng tài chính chính thức có hiệu lực vào 1/6/2021. Đây cũng là bước ngoặt lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ các câu lạc bộ và nền bóng đá Châu Âu. Nếu các câu lạc bộ đang gánh nợ tài chính hoặc không đủ năng lực kinh tế thì không được phép tham dự cúp Châu Âu.
Tất tật các điều trong luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính FFP quy định mỗi câu lạc bộ thuộc UEFA sẽ được phép lỗ tối đa 45 triệu Euro trong vòng 3 năm từ 2011 đến 2013 và giảm còn 30 triệu euro từ 2014 đến 2017.
Theo đó nếu bất kỳ câu lạc bộ bóng nào bị thâm hụt tài chính lên đến 100 triệu euro trong các thương vụ mua bán cầu thủ, đội bóng này sẽ bị cảnh cáo tình trạng khẩn cấp SOS.
Sau khi bị cảnh báo, đội bóng này sẽ phải chịu sự giám sát tài chính nghiêm ngặt từ ủy ban tài chính IFC. Điều này đảm bảo đội bóng phải tìm cách khắc phục tình trạng tài chính này.
Tại sao nên có luật công bằng tài chính
Luật công bằng tài chính là gì? Tại sao nó lại cần thiết đến vậy? Luôn có sự chênh lệch tài chính giữa các đội bóng, điều này dẫn đến mất công bằng trong thi đấu bóng đá. Luật công bằng tài chính không cho phép các đội bóng giàu từ tiền của ông chủ.
Do trước đây các câu lạc bộ “giàu” thường mạnh tay vung tiền mua những cầu thủ giỏi. Đây là số tiền của chủ câu lạc bộ, vì thế dẫn đến sự chênh lệch trong đội hình các đội. Đội giàu khá mạnh, đội kém kinh tế thì khá yếu. Vì thế không có sự công bằng trong thi đấu và kỳ tích chiến thắng gần như đã được định trước.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu là hai ông chủ Man City và PSG đều là những ông bầu khá giàu có đến từ Qatar, UAE. Do có tiềm lực về kinh tế nên việc mua các cầu thủ giỏi rầm rộ là điều dễ hiểu. Kết quả, PSG vô địch Pháp 2 mùa liền khá dễ dàng, còn Man City vô địch 2 mùa giải quốc gia liên tiếp.
Vì thế luật công bằng tài chính ra đời là nền tảng cho sự công bằng bóng đá giữa các đội. Tạo cơ hội cho bóng đá phát triển lành mạnh và các lứa cầu thủ mới được đào tạo, thể hiện tài năng. Tránh việc các đội bóng chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được.
Những bất cập trong luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính nhấn mạnh sự công bằng tuy nhiên thực tế có như vậy.
- Không làm giảm khoảng cách giữa các câu lạc bộ: Mặc dù là điều luật hạn chế các đội bóng giàu tung tiền. Nhưng thực tế công bằng tài chính lại nhấn mạnh khoảng cách giữa các câu lạc bộ. Những câu lạc bộ giàu vẫn có nguồn doanh thu khổng lồ và không thể chấm dứt việc mua các cầu thủ giỏi ồ ạt.
- Án phạt không đủ sức răn đe: Các hình phạt bằng tiền hầu như chẳng thấm gì so với các câu lạc bộ lớn. Ví dụ nếu có sai quy định thì họ chỉ cần nộp phạt 49 triệu bảng. Tuy nhiên đây lại là một số tiền lớn với những câu lạc bộ nhỏ.
- Thể thao bóng khó có sự công bằng: Những cầu thủ giỏi luôn tìm điều kiện phát triển hơn trong các đội bóng lớn. Rất hiếm khi những cầu thủ này chấp nhận chung thủy với những đội bóng nhỏ và yếu. Vậy nên đội bóng nào mạnh vẫn cứ là đội mạnh và giàu có hơn.
Nên hoàn thiện luật công bằng tài chính
Tìm hiểu luật công bằng tài chính là gì bạn sẽ thấy điều luật này có khá nhiều lỗ hổng. Hiện có một giải pháp nên áp dụng để vá những lỗ thủng này là quy tắc 50+1 của nền bóng đá Đức.
Theo quy tắc này người lãnh đạo đội bóng là các thành viên ban hội đồng quản trị và người hâm mộ. Như vậy sẽ trành việc các câu lạc bộ bị chi phối bởi “ông chủ nước ngoài”, ngăn chặn việc gắn thêm gánh nặng tài chính từ chính chủ đầu tư.
Như vậy các câu lạc bộ sẽ hoạt động vì lợi ích chung chứ không vì tối đa hóa việc phát sinh lợi nhuận.
Kết luận
Luật công bằng tài chính là gì? Liệu luật công bằng tài chính sẽ thay đổi những gì trong tương lai? Cập nhật các tin tức mới nhất tại Cakhia TV và tham gia bình luận, để lại ý kiến trực tiếp ngay tại đây nhé!