Luật treo giò trong bóng đá là thuật ngữ khá quen thuộc với những anh em thường xuyên theo dõi môn thể thao vua. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác về luật này trong bóng đá. Vậy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được giải đáp đúng nhất nhé.
Mục lục
I. Treo giò trong bóng đá là gì?
Trong bóng đá, treo giò là án phạt đối với những cầu thủ phạm lỗi trên sân đấu. Tùy theo mức độ vi phạm của cầu thủ mà nó được áp dụng trong một thời gian cụ thể. Cụ thể, nếu lỗi vi phạm nặng thì thời gian trèo giò dành cho cầu thủ sẽ lâu, và ngược lại nếu lỗi nhẹ nhỉ thời gian treo giò ngắn hơn.
Luật treo giò trong bóng đá là hình thức kiểm điểm những hành vi phạm lỗi trong thi đấu được ban hành từ lâu. Cầu thủ nhận án phạt treo giò sẽ không được tham gia thi đấu các trận tiếp theo, kể cả là dự bị. Số lượng trận đấu bị treo giò sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm và được công khai đi kèm với quyết định xử phạt.
Trong một số trường hợp, án phạt treo giò có thể được áp dụng cho nhiều giải đấu đang diễn ra đồng thời, không phải chỉ duy nhất một giải đấu.
II. Những quy định về luật treo giò trong bóng đá
Cầu thủ bị treo giò trong bóng đá sẽ phụ thuộc vào số thẻ vàng, thẻ đỏ mà họ nhận được trong trận đấu. Những quy định cụ thể về luật treo giò trong bóng đá như sau:
1. Thẻ vàng bị treo giò mấy trận?
Khi vi phạm một lỗi nhất định, cầu thủ sẽ bị trọng tài rút thẻ vàng để cảnh cáo và những thẻ vàng sẽ được tích lũy để thi hành án phạt cho các cầu thủ. Theo quy định, cầu thủ nhận được 2 thẻ vàng sẽ phải chịu án phạt treo giò.
Tuy nhiên, 2 thẻ vàng này không nhất định phải được rút ra trong cùng một trận đấu mà sẽ được tích lũy từ trận đấu này sang trận đấu khác của giải bóng. Điều này có nghĩa là khi cầu thủ nhận thẻ vàng ở trận đấu này, sau đó nhận thêm thẻ vàng ở trận đấu khác thì sẽ bị dính án treo giờ.
Cụ thể, nếu cầu thủ nhận 2 thẻ vàng trong hai trận đấu liên tiếp thì sẽ bị cấm thi đấu trận thứ 3, tuy nhiên cũng có trường hợp cầu thủ bị cấm thi đấu 2 trận (nghĩa là sẽ bị cấm hết trận thứ 4).
2. Thẻ đỏ trực tiếp bị treo giò mấy trận?
Đối với những cầu thủ nhận thẻ đỏ, án phạt treo giò sẽ được phân thành phạt thẻ đỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Quy định cụ thể về luật treo giò trong bóng đá với thẻ đỏ như sau:
Trường hợp cầu thủ nhận thẻ đỏ gián tiếp do bị hai thẻ vàng thì sẽ phải rời sân ngay lập tức và bị cấm thi đấu trận tiếp theo tương tư như án phạt 2 thẻ vàng ở trên.
Đối với trường hợp này, trọng tài sẽ đánh giá tùy theo tình huống phạm lỗi của cầu thủ. Nếu trong tình huống tranh chấp bóng, ý thức cầu thủ kém nhưng không gây ra chấn thương với cầu thủ bị phạm lỗi thì thường treo giờ 1-2 trận.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp phạm lỗi thô bạo khi thi đấu thì án phạt treo giờ có thể từ 5-10 trận.
3. Án phạt treo giò với cầu thủ sử dụng chất cấm
Theo thông tin Ra Khoi TV tìm hiểu, những án phạt treo giò gây rúng động làng túc cầu thế giới thường xuất phát từ những hành vi ngoài chuyên môn. Ví dụ như, Diego Maradona bị treo giò trong 15 tháng do sử dụng ma túy khi thi đấu tại Mỹ; hay như Eric Cantona bị treo giò 9 tháng vì có hành vi thô bạo với cầu thủ đối phương.
Bên cạnh đó, có rất nhiều án phạt treo giò khác mà thời gian lãnh án có thể tính bằng tháng, thậm chí là năm. Bên cạnh đó, khi cầu thủ có những phản ứng không đúng với trọng tài cũng bị rút thẻ vàng, thẻ đỏ và áp dụng luật treo giò. Cụ thể, khi cầu thủ có dấu hiệu xúc phạm, đụng chạm đến trọng tài thì án phạt treo giờ sẽ được áp dụng và quy về lỗi phản ứng.
III. Luật treo giò Ngoại hạng Anh
So với luật treo giò trong bóng đá thông thường thì luật treo giò tại Ngoại hạng Anh có những điểm khác biệt. Theo đó, từ mùa giải 2017-2018 trở về trước, thẻ vàng chỉ được tính ở các đấu trường riêng biệt. Cụ thể, thẻ vàng tại FA Cup hay Cup Liên đoàn Anh sẽ được được tính vào Ngoại hạng Anh để phạt các cầu thủ như trước.
Tuy nhiên, nếu cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp thì án phạt treo giò vẫn được áp dụng ở mọi giải đấu. Các cầu thủ sẽ bị treo giò nếu nhận 5 thẻ vàng/19 trận, 10 thẻ vàng/32 trận và 15 thẻ vàng trong suốt mùa giải. Nếu cầu thủ nhận đủ 15 thẻ vàng trong trận đấu cuối cùng thì sẽ phải chịu án treo giò ở trận đấu đầu tiên của mùa giải tiếp theo.
Có một điều khá thú vị khi án treo giò được thi hành, cầu thủ cũng như các câu lạc bộ có thể kháng cáo để giảm thời gian bị cấm thi đấu của cầu thủ xuống mức thấp nhất có thể.
IV. Một số án phạt treo giò nổi tiếng nhất thế giới
Dưới đây là những án phạt treo giò nổi tiếng trong lịch sử bóng đá thế giới.
- Luis Suárez: Cầu thủ người Uruguay trở nên nổi tiếng với việc cắn vào vai đối thủ trong trận đấu giữa Uruguay và Italia tại World Cup 2014. Anh bị FIFA treo giò 9 trận quốc tế và cấm hoạt động bóng đá trong 4 tháng.
- Eric Cantona: Một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của Manchester United, Cantona đã đá vào mặt một CĐV trong một trận đấu năm 1995 và sau đó bị treo giò 9 tháng.
- Diego Maradona: Trong World Cup 1994, Maradona đã bị phát hiện sử dụng chất kích thích và sau đó bị treo giò trong hai năm.
- Zinedine Zidane: Trong trận chung kết World Cup 2006, Zidane đã đá vào ngực đối thủ Marco Materazzi và sau đó bị treo giò trong một trận đấu cuối cùng của sự nghiệp tại đội tuyển Pháp.
- Paolo Di Canio: Cầu thủ người Italia này đã đá ném ngay vào khu trọng tài trong một trận đấu tại Serie A và bị treo giò trong 11 trận.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ về luật treo giò trong bóng đá, cũng như điểm khác biệt của luật này tại giải Ngoại hạng Anh. Để có thêm những thông tin thú vị về luật bóng đá khác, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.