Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố là một câu hỏi tưởng chừng rất dễ nhưng có thể nhiều bạn không thể trả lời được vì không biết được câu trả lời chính xác khi có quyết định sáp nhập các tỉnh lại với nhau. Vì vậy để biết được câu trả lời chính xác hiện nay Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Vài nét về đặc điểm địa lý Việt Nam
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Toàn bộ lãnh thổ tập hợp đầy đủ địa hình như đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, sông hồ và biển cả.
- Diện tích: 331.211,6 km²
- Dân số: 98.176.244 người (7/2021)
- Thủ đô: Hà Nội
- Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông
- Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
- Địa hình: ¾ là đồi núi
- Đơn vị hành chính: 63 tỉnh và thành phố
2. Danh sách các tỉnh thành phố Việt Nam
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố là thắc mắc chung của nhiều người sau nhiều lần thay đổi sáp nhập hay tách các tỉnh thành ra. Vậy qua nhiều lần thay đổi Việt Nam hiện nay có 63 tỉnh thành khác nhau. Trước khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì chúng ta hay quen với Việt Nam với 64 tỉnh thành nhưng hiện nay chính xác là Việt Nam có 63 tỉnh thành nhé!
Danh sách tỉnh thành Việt Nam chia theo bảng chữ cái
A
- An giang
B
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
C
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
D
- Đà Nẵng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
G
- Gia Lai
H
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Nội
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
K
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
L
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
N
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
P
- Phú Thọ
- Phú Yên
Q
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
S
- Sóc Trăng
- Sơn La
T
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Thành phố Hồ Chí Minh
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
V
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
Y
- Yên Bái
3. Phân chia tỉnh thành theo vùng
Với 63 tỉnh thành Việt Nam được chia thành 8 vùng và 3 miền với những đặc điểm địa lý khác nhau:
- Bắc Bộ bao gồm 3 vùng: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng
- Trung Bộ bao gồm 3 vùng: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Nam Bộ bao gồm 2 vùng: Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long
Và danh sách các tỉnh thành thuộc 8 vùng đó là:
3.1. Tây Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ có vị trí nằm giáp ranh với Đông Bắc có ranh giới giáp với Lào và Trung Quốc.
Với địa hình chủ yếu là núi cao và các dãy núi có hình vòng cung. Đây cũng là đặc điểm khiến nhiệt độ của vùng này ấm hơn Đông Bắc vì có gió phơn của Lào thổi qua. Vùng này có 6 tỉnh là: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
3.2. Đông Bắc Bộ
Nằm ở phía đông của Bắc Bộ với diện tích tiếp giáp với Trung Quốc và Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Vùng này nằm trong miền khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng lớn nhất của gió mùa Đông Bắc nên có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam khi mùa đông lạnh nhất mùa hè thì nóng ẩm nhiệt độ cao. Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.
3.3. Đồng Bằng Sông Hồng
Là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng đây là vùng có 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương. Đây có thể nói là một vùng đất màu mỡ tập trung mật độ dân cư cao nhất Việt Nam và đóng vai trò trọng điểm kinh tế cả nước. 10 tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Hồng là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
3.4. Bắc Trung Bộ
Đây là vùng có bề rộng lãnh thổ hẹp nhất Việt Nam có khí hậu tương đối khắc nghiệt và thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão lũ của Việt Nam. Với 6 tỉnh thành đó là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
3.5. Nam Trung Bộ
Cũng thường xuyên gặp nhiều thiên tai nhưng Nam Trung Bộ được thiên nhiên ưu ái hơn Bắc Trung Bộ khi có tài nguyên biển vô cùng dồi dào gồm 8 tỉnh thành là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
3.6. Tây Nguyên
Tây Nguyên sở hữu tài nguyên rừng và đất bazan khá đặc biệt gồm 5 tỉnh thành và đây được coi là khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đa dạng ở Việt Nam. 5 tỉnh thành thuộc Tây Nguyên là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng.
3.7. Đông Nam Bộ
Đây là khu vực tập trung trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Gồm các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
Trong đó có TP.Hồ Chí Minh là thành phố phát triển nhất Việt Nam đóng vai trò rất lớn trong kinh tế và xã hội của đất nước.
3.8. Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa và vựa trái cây lớn nhất của cả nước. Và nơi đây cũng là nơi sở hữu một nguồn thủy hải sản nước ngọt và nước lợ vô cùng phong phú. Vùng này tập trung các tỉnh thành lớn nhất cả nước gồm 14 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
4. Danh sách các thành phố thuộc tỉnh
Theo như số liệu mà Tổng cục Thống kê thông báo thì hiện nay Việt Nam đã có 85 thành phố trong đó:
- 5 Thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
- 1 Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: TP Thủ Đức của TP Hồ Chí Minh.
- Còn lại 79 thành phố thuộc 58 tỉnh thành.
Và dưới đây là danh sách 79 thành phố thuộc tỉnh được sắp xếp theo bảng chữ cái như sau:
- Bà Rịa – Bà Rịa Vũng Tàu
- Bạc Liêu – Bạc Liêu
- Bảo Lộc – Lâm Đồng
- Bắc Giang – Bắc Giang
- Bắc Kạn – Bắc Kạn
- Bắc Ninh – Bắc Ninh
- Bến Tre – Bến Tre
- Biên Hòa – Đồng Nai
- Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk
- Cà Mau – Cà Mau
- Cam Ranh – Khánh Hòa
- Cao Bằng – Cao Bằng
- Cao Lãnh – Đồng Tháp
- Cẩm Phả – Quảng Ninh
- Châu Đốc – An Giang
- Đà Lạt – Lâm Đồng
- Điện Biên Phủ – Điện Biên
- Đông Hà – Quảng Trị
- Đồng Hới – Quảng Bình
- Đồng Xoài – Bình Phước
- Hà Giang – Hà Giang
- Hạ Long – Quảng Ninh
- Hà Tiên – Kiên Giang
- Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Hải Dương – Hải Dương
- Hòa Bình – Hòa Bình
- Hội An – Quảng Nam
- Huế – Thừa Thiên Huế
- Hưng Yên – Hưng Yên
- Kon Tum – Kon Tum
- Lai Châu – Lai Châu
- Lạng Sơn – Lạng Sơn
- Lào Cai – Lào Cai
- Long Xuyên – An Giang
- Móng Cái – Quảng Ninh
- Mỹ Tho – Tiền Giang
- Nam Định – Nam Định
- Nha Trang – Khánh Hòa
- Ninh Bình – Ninh Bình
- Phan Rang Tháp Chàm – Ninh Thuận
- Phan Thiết – Bình Thuận
- Phủ Lý – Hà Nam
- Phúc Yên – Vĩnh Phúc
- Pleiku – Gia Lai
- Quảng Ngãi – Quảng Ngãi
- Quy Nhơn – Bình Định
- Rạch Giá – Kiên Giang
- Sa Đéc – Đồng Tháp
- Sầm Sơn – Thanh Hóa
- Sóc Trăng – Sóc Trăng
- Sơn La – Sơn La
- Sông Công – Thái Nguyên
- Từ Sơn – Bắc Ninh
- Tam Điệp – Ninh Bình
- Tam Kỳ – Quảng Nam
- Tân An – Long An
- Tây Ninh – Tây Ninh
- Thái Bình – Thái Bình
- Thái Nguyên – Thái Nguyên
- Thanh Hóa – Thanh Hóa
- Thủ Dầu Một – Bình Dương
- Trà Vinh – Trà Vinh
- Tuy Hòa – Phú Yên
- Tuyên Quang – Tuyên Quang
- Uông Bí – Quảng Ninh
- Vị Thanh – Hậu Giang
- Việt Trì – Phú Thọ
- Vinh – Nghệ An
- Vĩnh Long – Vĩnh Long
- Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu – Bà Rịa Vũng Tàu
- Yên Bái – Yên Bái
- Thuận An – Bình Dương
- Dĩ An – Bình Dương
- Phú Quốc – Kiên Giang
- Ngã Bảy – Hậu Giang
- Long Khánh – Đồng Nai
- Hồng Ngự – Đồng Tháp
- Gia Nghĩa – Đăk Nông
(Nguồn: Wikipedia)
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà statehoodandfreedom đã tổng hợp được có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố. Hy vọng đã đem đến cho các bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Nếu thấy bài viết này hay hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé! Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác trong cuộc sống nhé!